Tuần lễ học tập suốt đời 2021
Lượt xem:
Bài nói chuyện về “Học tập suốt đời”
Từ xa xưa, các thế hệ người Việt Nam luôn coi trọng việc học là nền tảng cho mọi thắng lợi. Truyền thống quý báu đó đã được hình thành, hun đúc và phát triển trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc. Trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục, tự học và học tập suốt đời như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt. Đảng ta cũng xác định: GD&ĐT đã phát triển mạnh mẽ, ý thức học tập suốt đời đã thấm sâu vào từng dòng họ, từng gia đình, mọi tầng lớp nhân dân. Vì vậy, muốn thực hiện mục tiêu xây dựng đất nước Việt Nam làm cho “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” thì phải tiếp tục phát triển giáo dục. Điều đó, đòi hỏi các cấp uỷ đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể và mọi người dân cần quán triệt chủ trương của Đảng và Nhà nước về “Xây dựng xã hội học tập, đảm bảo cho mọi công dân có cơ hội bình đẳng trong học tập đào tạo, đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về xã hội học tập và học tập suốt đời”.
Hưởng ứng ngày Sách Việt Nam của học sinh trường THPT Nguyễn Tất Thành
Học ăn, học nói, học gói, học mở là câu tục ngữ nói về những điều cơ bản trong cuộc sống mà con người ta phải học để có được cách ăn ở, giao tiếp, cách đối nhân xử thế sao cho lịch sự, tế nhị, văn minh.
– Học ăn: học những phép lịch sự trong ăn uống.
– Học nói: học nói những điều hay, lẽ phải.
– Học gói: học cách tiết kiệm, giữ gìn, không lãng phí.
– Học mở: học tính rộng lượng, bao dung, sẵn sàng giúp đỡ người khác.
– Học gói, học mở: cũng có ý nghĩa là học để biết cách làm cái gì trước, cái gì sau, cách sắp xếp công việc, có gói rồi mới đến mở, trong cuộc sống phải biết trước biết sau, chỉ chung sự khéo léo trong công việc, cách đối nhân xử thế cuộc sống hàng ngày.
Giải thích câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”:
+ Nghĩa hẹp: Đơn giản có thể hiểu câu nói này là đi một ngày đường, sẽ học được nhiều điều bổ ích, càng đi nhiều sẽ càng học hỏi được nhiều, chỉ cần bước ra ngoài xã hội học hỏi chắc chắn sẽ thu được những tri thức mới mẻ, đó chính là thành quả của quá trình học tập
+ Nghĩa rộng: Câu tục ngữ là lời động viên, khích lệ tinh thần học hỏi, khám phá của con người. Nên đi đến những chân trời tri thức mới để mở mang kiến thức, mở rộng tầm mắt và thu nhặt cho mình những tri thức của nhân loại.
=> Ý nghĩa câu tục ngữ: Con người phải có tư duy tích cực, phải nhận thức được tri thức loài người là vô tận, còn rất nhiều điều phải học tập và khám phá, chỉ có siêng năng tìm tòi, học hỏi mới thu nhận được tri thức đó, chỉ có tri thức mới giúp chúng ta vững bước trên đường đời, góp phần xây dựng và phát triển đất nước
Bác Hồ của chúng không được học nhiều ở nhà trường nhưng Người đã bù vào đấy bằng một quá trình tự học, tự nghiên cứu kiên trì, liên tục không mệt mỏi. Từ trải nghiệm trong cuộc sống và trong hoạt động cách mạng, Người coi thực tế là trường học lớn nhất của cuộc đời mình.
Quá trình tự học của Người trong khoảng thời gian trên tàu với nghề phụ bếp đã để lại nhiều câu chuyện cảm động và sâu sắc về tấm gương tự học và sáng tạo. Những người cùng làm với anh Ba trên tàu đã kể về tinh thần say mê học tập của anh Ba với lòng khâm phục sâu sắc: “Mỗi ngày đến 9 giờ tối công việc mới xong. Anh Ba mệt lử, nhưng trong khi chúng tôi nghỉ hoặc đánh bài thì anh Ba đọc hay viết đến 11 giờ hoặc nửa đêm”.
Học ngoại ngữ, như sau này Bác nói: Mỗi ngày chỉ cần học 5 từ, một tháng đã học được 150 từ. Tốc độ học của Bác cũng rất nhanh. Đi tìm đường cứu nước, Bác qua 28 nước, có nơi đến và ở với thời gian rất ngắn. Nhưng đi đến đâu Bác cũng học được tiếng nói của họ. Bác biết 14 thứ tiếng, trong đó có thể đọc thông viết thạo được 8 thứ tiếng. Đó là kết quả vượt bậc của một trí tuệ tuyệt vời.
Học như một cánh cửa kì diệu nhưng không có chiếc chìa khóa nào để mở nó ra, vậy học cũng là đang dần dần chế tạo ra chiếc “chìa khóa” đó và khám phá mọi điều ở bên trong cánh cửa, đó là kiến thức và sự thành công. Nhà bác học Darwin cũng từng nói “Bác học không có nghĩa là ngừng học”.
Như chúng ta thấy có những cụ già, những người đã lớn tuổi nhưng ngày ngày vẫn đọc sách, vẫn ngâm nga những câu thơ trong những cuốn sách thời xưa. Học không chỉ là tính toán mà nó còn là đọc và chiêm nghiệm. Họ tuổi già sức yếu nhưng điều đó không có nghĩa là họ dừng lại mọi con đường đi đến với kiến thức.
Nhưng ngược lại, bên cạnh những người ngày đêm miệt mài với sách vở với trau dồi rèn luyện cho bản thân thì cũng không ít những người lại chây lười, tự cao tự đại không muốn tiếp thu của ai một điều gì và luôn tự cho mình là đúng.
Câu nói của Lenin mặc dù trải qua bao nhiêu thời gian nhưng nó vẫn luôn là một câu nói đầy động lực cho bất cứ một con người nào. “Học, học nữa, học mãi” để luôn là người linh hoạt và hiểu biết để bắt kịp với thời đại. Mỗi loại kiến thức đều giúp ta mở rộng hiểu biết về một lĩnh vực riêng.
Như kiến thức toán học giúp chúng ta tính toán dễ dàng, kiến thức văn học giúp ta có hiểu biết về ngôn từ, cách biểu đạt, kiến thức địa lí giúp chúng ta biết thêm về những miền đất mới, con người mới… Còn rất nhiều lĩnh vực khác nữa với nhiều điều thú vị, hấp dẫn.
Trong mỗi một câu chuyện hay mỗi một lời nói đều ẩn chứa một phần của kiến thức, chúng ta chỉ cần biết hợp những điều mà mắt thấy tai nghe, sự hiểu biết của chúng ta lại thì sẽ có được một khái niệm, một chân lí, một định lí nào đó rồi hãy khắc ghi lại, sẽ có lúc chúng ta cần vận dụng đến. Chính những vốn kiến thức từ bé, tu luyện bồi dưỡng dần cùng thời gian, nó sẽ kết lại thành một khối kiến thức giúp ích cho ta về hiện tại và cả về sau, nó giúp chúng có thể thành đạt trong cuộc sống.
Trong thời đại khoa học ngày nay, nhu cầu về học tập là rất cấp thiết. Và để theo kịp xã hội và cách thích nghi với đời sống văn minh thì lại càng cấp thiết hơn. Cứ mỗi giờ trôi qua, mỗi ngày trôi qua thì lượng kiến thức lại càng nhiều, do đó chúng ta cần phải luôn luôn học. Đó chính là ý nghĩa của ý thứ hai “học nữa”.
Thế giới kiến thức là rất rộng lớn, để tiếp thu, tìm hiểu được hết mọi kiến thức thì chắc hẳn là không thể, thậm chí cả đời người cũng không xong, bởi vậy Bill Gates – Chủ tịch tập đoàn phần mềm khổng lồ Microsoft nói: “Nhà trường chỉ cho chúng ta chiếc chìa khóa tri thức, học trong cuộc sống là công việc cả đời”.
Hay tục nữ Việt Nam có câu: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Tất cả đều cho thấy rằng, mục đích của việc học tập là đổi mới con người, đổi mới xã hội, bởi kiến thức khoác lên cho dân tộc, cho thế giới một bộ áo văn minh, hiện đại mà mỗi chúng ta chính là người được hưởng thành quả ấy.
Sự “học” ở đây không đơn thuần là tiếp nhận kiến thức khoa học mà nó còn là tiếp nhận kiến thức đạo đức, lối sống, biết phân biệt tốt xấu. Nó thể hiện cần học ở mọi lúc, mọi nơi, mọi phương diện.
Tất cả những điều nói trên là minh chứng khẳng định môi trường học tập hiện nay đang rất rộng mở. Chúng ta đề ra những việc cần làm là để không ngừng phấn đấu vì mục tiêu cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội và tiếp tục củng cố niềm tin của xã hội đối với sự nghiệp giáo dục.
Thiết nghĩ, cuộc vận động “Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời 2021” là một lời nhắc nhở cần thiết cho những người làm công tác giáo dục, đồng thời là lời kêu gọi đầy ý nghĩa cho mọi tầng lớp Nhân dân, gây dựng một phong trào học tập rộng khắp, thường trực và lâu dài, học tập suốt đời, học tập cho mọi đối tượng. Bởi nhờ học tập suốt đời mà chúng ta sẽ càng có khả năng thích ứng, phát triển và cộng tác trong một thế giới rộng mở như tổ chức UNESCO đã nêu “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.
Mong ước rằng tinh thần học tập suốt đời luôn là điều mà mọi người dân đều ý thức và nỗ lực, đặc biệt là các cơ sở giáo dục mãi giữ vị trí tiên phong trên con đường hiện thực hóa ước mơ và nhờ đó sẽ ngày càng phát triển, có thêm nhiều sự đóng góp tích cực cho sự phát triển chung của đất nước.
Với chủ đề “Chuyển đổi số và cơ hội học tập cho tất cả mọi người trong bối cảnh đại dịch Covid-19”, nhà trường kêu gọi toàn thể cán bộ, người dân, mỗi học sinh (HS) tích cực hưởng ứng việc ứng dụng công nghệ số trong tổ chức các hoạt động dạy và học, hoạt động thư viện trong việc giảng dạy, giáo dục, tiếp cận nguồn thong tin. Nhà trường cũng phát động các phong trào thi đua đẩy mạnh phong trào học tập sâu rộng trong các lớp, khối lớp, giúp nâng cao nhận thức của thầy và trò về vai trò của chuyển đổi số với việc học tập suốt đời nhằm bảo đảm mục tiêu “Tạm dừng đến trường không dừng việc học” của ngành Giáo dục-Đào tạo (GD-ĐT).
Qua đây, kêu gọi tất cả các em hãy tích cực học tập, học mọi lúc mọi nơi, tăng cường tìm tòi, tự học tự rèn, tự bồi dưỡng để đủ kiến thức để hội nhập với thế giới trong cuộc cách mạng khoa học lần thứ IV.Tạm dừng đến trường chúng ta thì chúng ta ứng dụng công nghệ thông tin trong việc học, khai thác thông tin trên các phương tiên. Internet, sách điện tử, video bài giảng…..
Thư viện