TÍCH HỢP LIÊN MÔN – CHU TRÌNH SINH ĐỊA HÓA VÀ SINH QUYỂN – SINH HỌC 12
Lượt xem:
Hoạt động dạy học:
Bài 44. CHU TRÌNH SINH ĐỊA HÓA VÀ SINH QUYỂN
1. Ổn định lớp: Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi:
u Nêu khái niệm chuỗi thức ăn. Cho ví dụ minh họa?
v Cho chuỗi thức ăn sau:
• Chuỗi thức ăn trên có bao nhiêu bậc dinh dưỡng?
• Trong chuỗi thức ăn trên, Gà thuộc sinh vật tiêu thụ bậc mấy?
Trả lời
Câu 1: Khái niệm Chuỗi thức ăn là một dãy các loài sinh vật có mối quan hệ với nhau về mặt dinh dưỡng, trong đó loài này ăn loài khác phía trước và là thức ăn của loài tiếp theo phía sau.
Ví dụ
Câu 2 :
Chuỗi thức ăn có 4 bậc dinh dưỡng. Gà là sinh vật tiêu thụ bậc 1
3. Bài mới:
* Hoạt động 1 Giới thiệu vào bài mới.
Giáo viên nêu vấn đề : nhà Phật có câu “ Cát bụi lại trở về với cát bụi’’em hãy giải thích câu nói trên?
Học sinh: thảo luận và trả lời câu hỏi của giáo viên (yêu cầu nêu được vấn đề cơ thể sông được cấu tạo từ các vật chất lấy từ môi trường khi chết xuống thì lại bị phân huỷ trả lại các vật chất đó cho môi trưòng)
Giáo viên: Từ hiện tượng trên giúp ta liên tưởng đến chu trình nào?
Học sinh: trả lời
Giáo viên ghi đề mục bài học lên bảng
Bài 44. CHU TRÌNH SINH ĐỊA HÓA VÀ SINH QUYỂN
I. Trao đổi vật chất qua chu trình sinh địa hoá:
Giáo viên giới thiệu sơ đồ về chu trình sinh địa hoá yêu cầu học sinh quan sát và trả lời các câu hỏi:
– Vật chất trong tự nhiên đi vào cơ thể sinh vật bằng con đường nào?
– Vật chất trong cơ thể sinh vật đựoc trả lại môi trường bằng những con đường nào?
– Em hãy trình bày tóm tắt chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên?
Học sinh: quan sát sơ đồ tổng quát về chu trình sinh địa hoá
Trao đổi, thảo luận và trả lời câu hỏi của giáo viên.
Giáo viên: Ghi nội dung khái niệm chu trình sinh địa hoá lên bảng
1. Khái niệm: chu trình sinh địa hoá là chu trình trao đổi vật chất trong tự nhiên. Một chu trình sinh địa hoá gồm các thầnh phần: tổng hợp các chất, tuần hoàn chất trong tự nhiên, phân giải và lắng đọng một phần vật chất (trong đất, nước…)
Giáo viên: Em hãy nêu một ví dụ về quá trình tổng hợp và phân giải một chất nào đó trong tự nhiên, minh hoạ cho chu trình trên?
Học sinh:
Vận dụng kiến thức Hoá học và kiến thức Sinh học 11 về quang hợp và hô hấp để viết các phản ứng
6 CO¬2 + 12 H2O C6H12O6 + 6 O2 + 6 H2O
C6H12O6 + 6 O2 6 CO¬2 + 6 H2O + Q (NL: ATP + nhiệt)
Giáo viên: Em hãy trình bày ý nghĩa của các chu trình tuần hoàn vật chất?
Học sinh: thảo luận và trả lời câu hỏi giáo viên đề ra.
Giáo viên : Nhận xét và ghi lên bảng
Ý nghĩa: chu trình sinh địa hoá duy trì sự cân bằng vật chất trong sinh quyển
* Hoạt động 2: Tìm hiểu một số chu trình sinh địa hoá
Giáo viên: em hãy kể tên một số nguyên tố hoá học được tuần hoàn trong chu trình sinh địa hoá?
Học sinh: Nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi
Giáo viên giải thích : có rất nhiều nguyên tố hoá học cần thiết cho cơ thể sống như: C, O, N, H, P, Mg, S… Trong đó có bốn nguyên tố được coi là nguyên tố chính cấu trúc nên mọi tế bào và cơ thể là C, H, O, N . Vậy quá trình tuần hoà của các nguyên tố này xảy ra như thế nào? Để trả lời câu hỏi đó ta đi vào tìm hiểu mục II .
Giáo viên: Ghi mục II lên bảng
II. Một số chu trình sinh địa hoá
Giáo viên : chu trình vật chất đầu tiên ta cần tìm hiểu là
1. Chu trình Cacbon
Giáo viên: – Giới thiệu sơ đồ hình 44.2 SGK
– Yêu cầu học sinh trả lời các câu lệnh :
– Bằng những con đường nào Cacbon đã đi từ môi trường ngoài vào cơ thể sinh vật, trao đổi vật chất trong quần xã và trở lại môi trường không khí và môi trường đất?
– Có phải tất cả lượng cacbon của quần xã sinh vật được trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín hay không? Vì sao?
Học sinh: nghiên cứu thông tin trong hình 44.2
Thảo luận nhóm
Đại diện nhóm trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên
(Học sinh phải nêu được con đường mà cacbon vào chu trình là Quang hợp ở thực vật thông qua chuỗi thức ăn, lưới thức ăn cacbon sẽ đi vào toàn bộ quần xã sinh vật. Cacbon từ quần xã sinh vật trở lại môi trường theo nhiều con đường khác nhau:
+ hô hấp
+ phân giải các chất hữu cơ
+ Các hoạt động đốt cháy…)
Giáo viên:
* Nhận xét các câu trả lời của học sinh, giảng giải thêm và ghi nội dung kiến thức của mục lên bảng:
– Cacbon đi vào chu trình dưới dạng cacbon điôxit (CO2).
– Thực vật lấy CO2 để tạo ra chất hữu cơ đầu tiên thông qua quang hợp.
– CO2 trả lại cho môi trường bằng nhiều con đường khác nhau:
+ hô hấp
+ phân giải các chất hữu cơ
+ Các hoạt động đốt cháy
– Một phần cacbon lắng đọng trong các trầm trích.
* Nêu vấn đề : Bầu khí quyển có nồng độ CO2 khá ổn định hàng triệu năm nay. Nhưng trong giai đoạn hiện nay trạng thái ổn định đó có còn được duy trì không? vì sao? Hậu quả kéo theo là gì?
Học sinh: Liên hệ các kiến thức đã học ở các môn như Địa lí ,vật lí, Hoá học, Giáo dục bảo vệ môi trường ứng phó với biến đổi khí hậu… thảo luận nhóm để trả lời cho các câu hỏi của giáo viên
Yêu cầu nêu được : trạng thái cân bằng đang bị phá vở do
+ Diện tích rừng bị thu hẹp
+ Hoạt động đốt cháy của : núi lửa, các khu công nghiệp, các động cơ, đốt xác thực vật… thải ra nhiều CO2
Hậu quả gây ra hiệu ứng nhà kính
Giáo viên: yêu cầu học sinh giải thích hiện tượng hiệu ứng nhà kính
Học sinh : vận dụng kiến thức môn Hoá học12 ( phần hoá môi trường) hoặc kiến thức Vật lí (tham khảo) để giải thích hiện tượng hiệu ứng nhà kính
Giáo viên : Giới thiệu một số tranh hình mô tả cho hiện tượng hiệu ứng nhà kính:
MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN GÂY HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH
TRÁI ĐẤT NÓNG LÊN
BĂNG TAN LŨ LỤT
2. Chu trình Nitơ
Đây là phần giảm tải nhưng kiến thức trong phần này lại rất gần gũi và thiết thực trong cuộc sống nhất là học sinh vùng nông thôn .Vì vậy, giáo viên vẫn giới thiệu chu trình Nitơ qua sơ đồ và đặt ra một số câu hỏi để học sinh ôn lại kiến thức và tăng thêm hiểu biết.
Giáo viên nêu vấn đề :
Các em hãy quan sát chu trình Nitơ qua sơ đồ và trả lời các câu hỏi sau:
– Các con đường Nitơ đi vào trong quần xã sinh vật? Con đường nào là quan trọng nhất?
– Trong văn học có một câu tục ngữ nói về vai trò của một con đường đã cung cấp đạm cho cây trồng. Em hãy nêu câu tục ngữ đó, nêu tên con đường cung cấp Nitơ trong câu tục ngữ đó và giải thích?
– Nitơ trong quần xã sinh vật được trả lại môi trường bằng những con đường nào? giải thích tác dụng của việc xới xáo đất trồng.
Học sinh:
– Quan sát sơ đồ nêu tên các con đường (ba con đường vật lí, hoá học, sinh học; trong đó con đường sinh học là quan trọng nhất)
– Vận dụng kiến thức môn Ngữ văn, Vật lí, Hoá học để trả lời câu hỏi.
( Câu tục ngữ: “ Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên.’’
Con đường vật lí nhờ các tia chớp đã xảy ra phản ứng quang hoá
N2 + O2 2NO + O2 2 NO2 + H2O HNO3 H+ + NO3 –)
Vận dụng kiến thức môn công nghệ 10, sinh học 11 để trả lời
(Nhờ vi khuẩn phản nitrat hoá; xới xáo đất để vi khuẩn này không hoạt động được nên không làm mất đạm của cây)
Giáo viên: Nhận xét, giải thích lại để cả lớp cùng hiểu sau đó chuyển vấn đề vào mục 3
3. Chu trình nước
Giáo viên: giới thiệu sơ đồ 44.4 Chu trình nước
Giáo viên yêu cầu học sinh chỉ ra những câu thơ trong bài “Thề non nước” của Tản Đà nói về chu trình tuần hoàn của nước
Học sinh vận dụng kiến môn Ngữ văn để nêu ra được các câu thơ như
” Non xanh đã biết hay chưa ?
Nước đi ra bể lại mưa về nguồn”
Giáo viên yêu cầu : Em hãy quan sát sơ đồ 44.4 chu trình nước rồi mô tả ngắn gọn sự trao sự tuần hoàn của nước trong tự nhiên. Giải thích tại sao nước luôn tuần hoàn theo chu trinh khép kín nhưng ngày nay rất nhiều nơi trên trái đất lại không có nước để sử dụng mặc dù những nơi đó trước đây có nguồn nước rất dồi dào. Để bảo vệ nguồn nước cần phải làm gì?
HẠN HÁN
Học sinh: Quan sát hình nhớ lại kiến thức bài 13 Địa lí 10 trả lời các câu hỏi của giáo viên (yêu cầu nêu được: – chu trinh nước : Mây Mưa rơi xuống đất một phần cây sử dụng; một phần ngấm xuống lòng đất tạo nước ngầm; phần còn lại chảy đến những nơi thấp hơn như suối, sông , biển … bốc hơi tạo mây.
– Do sử dụng nước lãng phí, gây ô nhiễm nguồn nước; do chặt phá rừng nên làm mất mạch nước ngầm
– Trồng, bảo vệ rừng; bảo vệ nguồn nước như không để ô nhiễm, không sử dụng lãng phí…
Giáo viên: Nhận xét, giảng giải thêm sau đó ghi nội dung kiến thức lên bảng
– Nước có vai trò rất quan trọng đối với sự sống
– Nước trên trái đất luôn luân chuyển theo vòng tuần hoàn và phụ thuộc nhiều vào thảm thực vật
– Nguồn nuớc không phải là vô tận, hiện nay nguồn nước ngọt đang bị suy giảm nghiêm trọng cần phải bảo vệ nguồn nước.
* Hoạt động 3: tìm hiểu khái niệm sinh quyển, khu sinh học và sự phân bố của sinh vật trên trái đất
Giáo viên giới thiệu vào mục mới : ở mục I ta đã biết ý nghĩa của chu trình sinh địa hoá là duy trì sự cân bằng của vật chất trong trong sinh quyển. Vậy sinh quyển là gì ? để trả lời câu hỏi đó ta vào mục III.
III – Sinh quyển
Giáo viên nêu vấn đề: Các em đã được học bài 18 “ sinh quyển –các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật” trong chương trình Địa lí lớp 10. Vậy các em hãy trả lời câu hỏi sau: Sinh quyển là gì? Sinh vật có phân bố trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển không? Tại sao?
Học sinh : thảo luận nhóm nhớ lại kiến thức môn địa 10 kết hợp nghiên cứu thông tin mục III trong sách giáo khoa để trả lời câu hỏi (yêu cầu nêu được khái niệm sinh quyển , khẳng định được sinh vật không phân bố trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển mà chỉ tập trung ở nơi có thực vật mọc)
Giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh, một lần nữa nhắc lại kiến thức bài 18 địa lí 10 để cả lớp cùng nghe. Sau đó, giáo viên ghi nội dung khái niệm sinh quyển lên bảng.
1. Khái niệm Sinh quyển
Sinh quyển gồm toàn bộ sinh vật và môi trường vô sinh trên trái đất hoạt động như một hệ sinh thái lớn nhất. Sinh quyển gồm nhiều khu sinh học
Giáo viên nêu tiếp vấn đề: Cũng trong bài 18 và 19 của Địa lí 10 các em đã được biết điều kiện khí hậu và địa chất trên các khu vực khác nhau của trái đất đất là không giống nhau, điều đó ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển và phân bố của sinh vật?
Học sinh nhớ lại kiến thức đã học trong 2 bài: bài 18 “sinh quyển và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật” và bài 19 “sự phân bố sinh vật và đất trên trái đất” trong chương trình Địa lí lớp 10, trao đổi thảo luận để trả lới câu hỏi (yêu cầu nêu được ở các khu vực khác nhau về khí hậu địa chất thì sinh vật trên đó cũng khác nhau về số lượng, thành phần loài…)
Từ câu trả lời của học sinh giáo viên giải thích: Bề mặt của trái đất không đồng đều về các điều kiện địa chất, khí hậu và sinh vật sống trên đó. Vì vậy, sinh quyển được chia thành nhiều khu sinh học
Giáo viên ghi mục 2 lên bảng
2. Khu sinh học
Giáo viên: giới thiệu hình 44.5 và yêu cầu học sinh quan sát trả lời các câu hỏi:
– Khu sinh học là gì?
– Có mấy dạng khu sinh học chủ yếu?
– Nêu đặc điểm chính của một số khu sinh học trên cạn và khu sinh học dưới nước
Học sinh : nghiên cứu thông tin qua kênh chữ của mục III trong bài kết hợp với quan sát tranh liên hệ những kiến thức được học trong các bài 18 và 19 Địa lí 10 để trả lời các câu hỏi của giáo viên.
Yêu cầu trình bày được :
– Khái niệm khu sinh học
– Hai dạng khu sinh học chính
– Nêu được đặc điểm khí hậu và sinh vật điển hình của các bi ôm trên cạn và dưới nước
Giáo viên hướng dẫn, gợi ý để học sinh nêu được đúng kiến thức theo yêu cầu, sau đó giáo viên giải thích và ghi lên bảng một số nội dung.
a. Khái nệm khu sinh học : Sinh quyển được chia thành nhiều khu sinh học, mỗi khu có những đặc điểm về địa lí, khí hậu và thành phần sinh vật khác nhau.
b. Các khu sinh học chủ yếu
– Các khu sinh học trên cạn
+ rừng mưa nhiệt đới
+ rừng lá rụng ôn đới
+ rừng lá kim phương bắc
+ đồng rêu hàn đới
– Các khu sinh học dưới nước
+ Các khu sinh học nước ngọt
+ Khu sinh học biển.
4. Củng cố:
Giáo viên sử dung các câu hỏi trong phiếu học tập để củng cố bài học,đồng thời đánh giá kết quả dạy và học