Phương án thi THPT Quốc gia 2017

Lượt xem:

Đọc bài viết

I. TỔ CHỨC CỤM THI:

– Mỗi tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức một cụm thi do Sở GDĐT chủ trì dành cho tất cả các thí sinh của địa phương; các điểm thi được bố trí phù hợp, tạo thuận lợi tối đa cho thí sinh; các thí sinh tự do được lựa chọn địa điểm thi phù hợp với điều kiện và yêu cầu cá nhân.

– Các Sở GDĐT bố trí cán bộ coi thi đảm bảo tính khách quan, đúng quy chế;

– Bộ GDĐT cử cán bộ, giảng viên từ các trường ĐH, CĐ đến địa phương để phối hợp, hỗ trợ và giám sát công tác tổ chức thi, coi thi và chấm thi.

Gồm 5 bài thi: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Khoa học Tự nhiên (tổ hợp các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học) và Khoa học Xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân).

II. HÌNH THỨC THI:

 – Các bài Toán, Ngoại ngữ, Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xã hội thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan; mỗi thí sinh trong cùng phòng thi có một mã đề thi riêng; thí sinh làm bài thi trên phiếu trả lời trắc nghiệm; Phiếu trả lời trắc nghiệm của thí sinh được chấm bằng phần mềm máy tính.

– Bài thi Ngữ văn, thi theo hình thức tự luận.

III. MÔN THI – SỐ CÂU – THỜI GIAN LÀM BÀI:

  1. Để được xét công nhận tốt nghiệp THPT:

– Thí sinh giáo dục THPT thi 4 bài thi gồm: 3 bài thi bắt buộc Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 bài thi tự chọn: bài thi Khoa học Tự nhiên hoặc bài thi Khoa học Xã hội.

– Thí sinh giáo dục thường xuyên thi 3 bài thi gồm: 2 bài thi bắt buộc Toán, Ngữ văn và 1 bài thi tự chọn: bài thi Khoa học Tự nhiên (tổ hợp các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học) hoặc bài thi Khoa học Xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lí).

– Thí sinh có thể dự thi cả 5 bài thi để sử dụng kết quả xét tuyển vào ĐH, CĐ nếu có nguyện vọng.

2. Số câu, thời gian làm bài:

1) Môn Toán: Trắc nghiệm 50 câu – 90 phút.

2) Tiếng Anh: 50 câu – 60 phút

3) Môn Văn: 120 phút.

4) Khoa học tự nhiên (Lý, Hóa, Sinh): Trắc nghiệm 120 câu – 150 phút.

5) Khoa học xã hội (Sử, Địa, GDCD): Trắc nghiệm 120 câu – 150 phút.

3. Một số lưu ý:

  • Các môn thuộc tổ hợp KHTN, KHXH lần lượt được phát giấy nháp theo từng môn. Hết 50 phút môn Lý, thu lại giấy nháp, phát tiếp nháp cho môn Hóa, hết 50 phút thu lại và phát tiếp giấy nháp cho môn Sinh.

– Nội dung thi: Năm 2017 nội dung đề thi chủ yếu trong chương trình lớp 12 THPT (năm 2018 nội dung đề thi nằm trong chương trình lớp 11 và lớp 12 THPT, từ năm 2019 trở đi, nội dung đề thi nằm trong chương trình 3 năm THPT).

 IV. LỊCH THI:

Tổ chức thi 2 ngày trong tháng 6, thống nhất trong cả nước. Cụ thể như sau:

* Ngày thứ nhất:

+ Buổi sáng: thi bài thi Ngữ văn và ngoại ngữ

+ Buổi chiều: thi bài thi Toán

* Ngày thứ hai:

+ Buổi sáng: thi bài thi Khoa học tự nhiên

+ Buổi chiều: thi bài thi Khoa học Xã hội.

Công bố kết quả thi và cấp Giấy chứng nhận kết quả thi: Sở GDĐT cập nhật kết quả thi lên hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu chung của Bộ GDĐT, công bố kết quả thi và cấp cho mỗi thí sinh một Giấy chứng nhận kết quả thi.

Xét công nhận tốt nghiệp THPT: Do sở GDĐT thực hiện theo phương thức tính điểm xét tốt nghiệp như sau: 50% số điểm từ 4 bài thi (đối với thí sinh phổ thông) hay từ 3 bài thi (đối với thí sinh giáo dục thường xuyên) và 50% số điểm từ điểm trung bình kết quả học tập lớp 12.

Điểm liệt: Điểm liệt của mỗi bài thi độc lập (theo thang 10 điểm): 1,0 điểm. Điểm liệt của mỗi môn thành phần (theo thang 10 điểm) của các bài thi tổ hợp: 1,0 điểm.

V. CÁCH TÍNH ĐIỂM XÉT TỐT NGHIỆP (DÀNH CHO HỆ THPT):

Điểm mỗi môn quy về thang điểm 10:  40 câu <=> 10 điểm

KHTN = (Lý + Hóa + Sinh)/3;

KHXH = (Địa + Sử + GDCD)/3

– Điểm xét tốt nghiệp lớn hơn hoặc bằng 5 thì đỗ tốt nghiệp, dưới 5 trượt.

VI. CÁCH TÍNH ĐIỂM XÉT ĐẠI HỌC:

Vẫn áp dụng khối A, B, C, D

Điểm mỗi môn quy về thang điểm 10:  40 câu  <=> 10 điểm

Ví dụ: Thí sinh xét tuyển vào đại học 3 môn: Toán; Lý; Hóa, trong đó: Toán (7 điểm); Lý (7.5 điểm); Hóa (7 điểm) => Tổng 3 môn: 21.5 điểm.

VII. HÌNH THỨC XÉT TUYỂN ĐẠI HỌC:

Xét tuyển dựa vào kết quả các bài thi THPT quốc gia

Các trường công bố công khai tổ hợp các bài thi , môn thi của kỳ thi THPOT quốc gia được sử dụng để xét tuyển vào các ngành của trường trước khi thí sinh đăng ký dự thi và chỉ tiêu dành cho các tổ hợp xét tuyểnkhác nhau. Trong đó giành ít nhất 25% chỉ tiêu để xét tuyển theo các khối thi truyền thống (A, A1, B, C, D).

Sau khi có kết quả thi, thí sinh được phép đăng kí nhiều nguyện vọng xét tuyển vào ngành/trường ĐH, CĐ sắp xếp theo thứ tự ưu tiên.

Bộ GD&ĐT sử dụng phần mềm quản lý tuyển sinh để xác định danh sách thí sinh trúng tuyển. Việc xét tuyển có thể thực hiện nhiều đợt trong thời gian quy định của kì tuyển sinh và theo yêu cầu của các trường.

Sơ tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT Quốc gia hoặc dựa vào kết quả học tập ở cấp THPT kết hợp với thi, đánh giá năng lực chuyên biệt của thí sinh.

Nêú sử dụng kết quả thi THPT quốc gia hoặc kết quả học tập ở cấp THPT để sơ tuyển, các trường có thể tổ chức thi năng khiếu, thi đánh giá năng lực chuyên biệt, sao cho không có tình trạng luyện thi tràn lan, không gây vất vả, tốn kém cho thí sinh. Các trường phải công khai đề thi minh họa, cách tính điểm xét tuyển và điểm thi đánh giá năng lực.

Xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở cấp THPT

Các trường thông báo cụ thể điều kiện nhận hồ sơ xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở cấp THPT. Thí sinh nộp hồ sơ đăng kí xét tuyển theo quy định trong đề án tự chủ tuyển sinh đã được công bố.

Phối hợp nhiều phương thức tuyển sinh

Các trường có thể chọn một hoặc kết hợp nhiều phương thức tuyển sinh nêu trên, đồng thời công bố công khai chỉ tiêu xét tuyển đối với mỗi phương thức tuyển sinh.

(Nguồn: Bộ GD&ĐT)